Hướng dẫn cách tính tiền phạt nhân viên đi làm muộn trên Excel

2

- Advertisement -

Mục lục
Hiển thị
=IF(B9<=15;0;50000)

>> Chế độ kế toán tiền lương và một số lưu ý đối với hạch toán tiền lương tại doanh nghiệp

Hiện nay nhiều doanh nghiệp thường sử dụng hình thức phạt tiền, trừ lương khi người lao động đi làm muộn hoặc vi phạm kỷ luật lao động. Tính tiền phạt nhân viên đi làm muộn là công việc mà bộ phận nhân sự và kế toán phải thực hiện hàng tháng trước khi trả lương cho nhân viên. Trong bài viết này, Ketoan.vn sẽ hướng dẫn các bạn cách tính tiền phạt nhân viên đi làm muộn bằng Excel nhé.

  • Cách tính số giờ làm việc dựa trên bảng chấm công trong Excel
  • Tải về file Excel chấm công và tính lương làm theo ca
  • Mời bạn đọc tải về mẫu bảng chấm công theo tháng đầy đủ nhất

Ví dụ ta có bảng chấm công của một nhân viên như hình dưới. Yêu cầu cần tính tiền phạt đi muộn của nhân viên này trong tháng đó.

Đầu tiên, chúng ta sẽ cần tính thời gian đi làm muộn hàng ngày của nhân viên bằng cách kết hợp các hàm MINUTE và IF. Tại ô B9 thì các bạn nhập công thức sau:

=MINUTE(IF(B7>$B$4;B7-$B$4;0))

Công thức trên có nghĩa là nếu giờ vào lớn hơn mốc thời gian thì lấy giờ vào trừ mốc thời gian. Sau đó tách lấy số phút. Sao chép công thức cho các ô còn lại là ta đã tính ra được số phút đi muộn hàng ngày một cách nhanh chóng.

Tiếp theo, do quy định của công ty là nếu đi muộn dưới 15 phút sẽ không bị phạt, còn nếu đi muộn hơn 15 phút sẽ bị phạt 50.000 đồng. Như vậy ta sẽ sử dụng hàm IF để tính tiền phạt của từng ngày tại ô B10 như sau:

=IF(B9<=15;0;50000)

Công thức trên có nghĩa nếu số phút đi muộn nhỏ hơn hoặc bằng 15 thì sẽ không bị phạt. Còn nếu lớn hơn 15 thì sẽ bị phạt 50.000.

Sao chép công thức trên cho các ô còn lại ta sẽ thu được kết quả tiền phạt của từng ngày như sau:

Sau khi đã tính được tiền phạt đi muộn của từng ngày, các bạn cần tính tổng số phạt của cả tháng bằng cách sử dụng hàm SUM như sau:

=SUM(B10:AE10)

Kết quả ta đã thu được là nhân viên này đi muộn 4 buổi và bị phạt 200.000 đồng.

Như vậy, bài viết trên đã hướng dẫn các bạn cách tính tiền phạt đi muộn bằng Excel. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với các bạn trong quá trình làm việc. Chúc các bạn thành công!

>> Chế độ kế toán tiền lương và một số lưu ý đối với hạch toán tiền lương tại doanh nghiệp

5/5 – (1 bình chọn)
Rate this post

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.